Kế hoạch kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I Năm học 2024-2025

Lượt xem:

Đọc bài viết

UBND HUYỆN CƯ M’GAR

TRƯỜNG TH PHAN ĐĂNG LƯU

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Số: 16 /KH-PĐL

Ea Kiết, ngày 14 tháng 12 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

Kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I

Năm học 2024-2025

 

Căn cứ Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT-GDTH ngày 04/9/2020 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học;

Căn cứ Quyết định số 2168/QĐ-UBND ngày 12/8/2024 của UBND tỉnh về việc ban hành khung thời gian năm học 2024 – 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên;

Căn cứ Công văn của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2024- 2025;

Thực hiện Công văn của Sở GD&ĐT Đắk Lắk về việc hướng dẫn tổ chức kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I, năm học 2024-2025;

Thực hiện Công văn của Phòng GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2024-2025,

Thực hiện Công văn của Phòng GD&ĐT huyện Cư M’gar về việc hướng dẫn tổ chức kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I, năm học 2024-2025

Trường Tiểu học Phan Đăng Lưu xây dựng Kế hoạch kiểm tra định kì cuối kỳ I, năm học 2024-2025 như sau:

  • Mục đích, yêu cầu:

Việc kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I, năm học 2024-2025 nhằm đánh giá chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của từng lớp học theo quy định Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.

Tổ chức kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I đối với các môn học theo quy định Chương trình GDPT 2018 ở từng khối lớp, sau khi học sinh đã hoàn thành kiến thức chương trình môn học/hoạt động giáo dục của tuần 17.

Đối với môn Tin học và Công nghệ ở khối lớp 3, 4, 5 học sinh thực hiện hai bài kiểm tra riêng biệt, mỗi bài kiểm tra được đánh giá theo thang điểm 10.

Thực hực hiện kiểm tra, đánh giá theo quy định tại Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT-GDTH ngày 04/9/2020 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Không kiểm tra, đánh giá định kỳ cuối học kỳ I, năm học 2024-2025 đối với những nội dung học sinh không được học.

  1. Tổ chức thực hiện:
  2.   Tổ chức ôn tập:

– Các tổ chuyên môn cần xây dựng kế hoạch ôn tập cho học sinh có kết quả đánh giá thường xuyên chưa hoàn thành; thông báo lịch kiểm tra và phối hợp cùng gia đình nhằm chuẩn bị các điều kiện học tập thật tốt cho học sinh. Tuyệt đối không chạy theo thành tích để đối phó, gây áp lực, tạo không khí căng thẳng, nặng nề cho giáo viên, học sinh và gia đình các em.

– Việc tổ chức ôn tập được thực hiện ngay trên lớp học, không giao bài tập về nhà; không soạn đề cương bắt buộc học sinh làm bài, tránh việc nhồi nhét kiến thức dưới hình thức học thuộc lòng bài mẫu, đề cương. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách tự học, tự rèn luyện theo đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng.

  1. Thời gian kiểm tra định kì cuối học kì I:
Ngày             kiểm tra Buổi           kiểm tra Tổ khối Môn kiểm tra Thời gian
Thứ ba 7/01/2025 Sáng 1,2,3,4,5 Tiếng Việt (Phần đọc) 7h30 -9h30
3,4,5 Tin học 9h50 – 10h30
Thứ tư 8/01/2025 Sáng 1,2,3,4,5 Tiếng Việt (Phần viết) 7h30 – 8h50
3,4,5 Tiếng Anh 9h50 – 10h30
Thứ năm 9/01/2025 Sáng

 

1,2,3,4,5 Toán 7h30 – 8h20
3,4 Công nghệ 8h40 – 9h20
Thứ sáu 10/01/2025 Sáng 4,5 Khoa học 7h30 – 8h10
4,5 Lịch sử&Địa lý 8h40 – 9h20

 

  1. Tổ chức kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I:

3.1. Nội dung kiểm tra, đánh giá:

–  Nội dung kiểm tra, đánh giá định kỳ cuối học kỳ I, năm học 2024-2025 đối với học sinh tiểu học khi đã hoàn thành kiến thức chương trình môn học của tuần 17 theo Chương trình GDPT 2018

Đối với học sinh khối lớp 1, 2, 3, 4,5 tổ chức kiểm tra các môn theo quy định Chương trình GDPT 2018 ở từng khối lớp. Riêng đối với môn Tin học và Công nghệ ở khối lớp 3, 4 học sinh thực hiện hai bài kiểm tra riêng biệt, mỗi bài kiểm tra được đánh giá theo thang điểm 10.

3.2. Ra đề và duyệt đề:

* Khối 1;2;3,4,5: Căn cứ theo hướng dẫn tại Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT và tài liệu tập huấn đánh giá HS tiểu học theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của BGD&ĐT. Nội dung đề bài kiểm tra định kỳ đảm bảo phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức được quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 7, TT27/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, cụ thể:

+ Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập.

+ Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.

+ Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.

– Đề kiểm tra sẽ do giáo viên chủ nhiệm soạn, sau đó nộp về cho Phó Hiệu trưởng. Riêng đối với HS khuyết tật, GVCN ra đề theo kế hoạch giáo dục riêng của từng em (mỗi em 1 đề)

– Phó Hiệu trưởng sẽ chịu trách nhiệm duyệt đề và chọn lại 2 bộ đề (1 đề chính thức và 1 đề dự phòng) làm đề kiểm tra cho khối. Duyệt đề cho từng HS khuyết tật.

* Nộp đề về Phó Hiệu trưởng:

GVCN nộp đề qua Zalo.

3.3. Coi và chấm kiểm tra định kì:

– Giáo viên coi và chấm bài theo phân công của BGH, ghi nhận những hạn chế của HS trong quá trình làm bài, kèm theo lời nhận xét tường minh để giúp giáo viên và CMHS có cơ sở tập trung bồi dưỡng và rèn luyện cho học sinh trong học kì II.

– Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế, cho điểm cuối cùng theo thang điểm 10 (mười), không cho điểm 0 (không) và điểm thập phân, đồng thời trả bài lại cho học sinh theo quy định.

– Nếu bài KTĐK bất thường so với kết quả đánh giá thường xuyên, GV đề xuất với nhà trường có thể cho HS làm lại bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của HS.

Trên đây là kế hoạch tổ chức kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I, năm học 2024-2025./.

Nơi nhận:

– Tổ 1,2,3,4,5;
– Lưu: VT, CM.

                               PHÓ HIỆU TRƯỞNG

                       

 

Phan Thị Xuân Hiền