SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TỔ KHỐI 3 LẦN 2 THÁNG 10 NĂM HỌC: 2023-2024

Lượt xem:

Đọc bài viết

Căn cứ kế hoạch số 35/KH-PĐL ngày 26 tháng 10 năm 2023 của Trường Tiểu học Phan Đăng lưu về việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông . Chiều thứ Bảy ngày 28/10/2023 tổ khối 3 Trường Tiểu học Phan Đăng Lưu đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn.

Buổi sinh hoạt chuyên môn đã có sự tham gia đầy đủ của giáo viên trong tổ 3 cùng nhau thực hiện 2 nội dung cơ bản:

– GV trong tổ thực hiện bước 2, 3, 4 của nghiên cứu bài học.

– Từng thành viên trong tổ chia sẻ qua tiết dạy minh họa.

PHẦN I: GV trong tổ thực hiện bước 2, 3, 4 của nghiên cứu bài học.

Bước 2: GV thực hiện tiết dạy

           Môn: Đạo đức                                Lớp 3C

           Bài: Quan tâm hàng xóm láng giềng (Tiết 2)

           GV thực hiện: Vũ Thị Thuý La

       Chuyên môn tổ 3 tổ chức trao đổi, chia sẻ, tập trung vào các nội dung:

Bước 3: Phân tích bài học

* Hoạt động học của học sinh

– Tất cả học sinh trong lớp đã “sẵn sàng” thực hiện nhiệm vụ học tập.

– Học sinh tích cực, chủ động, có sáng tạo trong học tập.

– Học sinh biết hợp tác với bạn trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập như: trình bày, trao đổi, thảo luận, đọc truyện, kể chuyện và về chia sẻ kết quả học tập với bạn.

– Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn hằng ngày: Biết quan tâm đến hàng xóm láng giềng.

 * Tổ chức hoạt động học cho học sinh 

– Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh một cách rõ ràng; có quan sát, theo dõi, phát hiện những khó khăn của học sinh để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu vì sao phải quan tâm hàng xóm láng giềng thông qua hoạt động đọc truyện “ Hàng xóm của cô chồn” và thảo luận nhóm các câu hỏi, sau khi thảo luận đã đưa ra các câu trả lời. Giáo viên chia sẻ để học sinh tiếp thu bài tốt.

– Thông qua hoạt động kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi: “Giúp đỡ hàng xóm” học sinh kể với các bạn trong nhóm, từng nhóm cử đại diện nhóm mình lên kể trước lớp. Giáo viên chia sẻ một cách tận tình và triệt để nhưng không tạo áp lực với kết quả thảo luận (kể chuyện) của từng nhóm.

– Sự tương tác giữa học sinh với học sinh; Giữa học sinh với giáo viên và giữa giáo viên với học sinh tốt, tạo tâm lí thoải mái cho học sinh, học sinh hứng thú trong học tập, không khí lớp học sôi nổi.

Bước 4. Vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài học hằng  ngày  

     Dựa trên kết quả phân tích bài học và những điều đã quan sát, học tập được qua tiết dự giờ như sau:

– Giáo viên chủ động, sáng tạo trong tiết dạy.

– Giáo viên thực hiện tốt tiết minh họa theo kế hoạch mà tổ đã thống nhất.

– HS vận dụng được các hành vi đạo đức qua từng hoạt động (đọc truyện, kể chuyện và trả lời câu hỏi).

– Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kịp thời.

– Phần đọc chuyện và kể chuyện của HS được giáo viên nhận xét rõ ràng, có lời hỗ trợ, giúp đỡ cho cá nhân học sinh hoặc nhóm.

PHẦN II: Từng thành viên trong tổ chia sẻ qua tiết dạy minh họa.

     Sau khi dự tiết minh họa lần lượt từng giáo viên trong tổ có một số chia sẻ như sau:

1. Cô Nguyễn Thị Huyên

* Ưu điểm:

– Giáo viên dạy minh họa đã đi đúng trình tự mà tổ đã thống nhất.

– Phân phối thời gian hợp lí ở từng hoạt động.

– Giáo viên đã kết hợp nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học trong tiết dạy giúp học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn hằng ngày: Biết quan tâm đến hàng xóm láng giềng.

– Học sinh tham gia các hoạt động tích cực, hứng thú.

– Giáo viên đã kết hợp đánh giá học sinh theo thông tư 27.

* Tồn tại: Giáo viên nên cho học sinh thể hiện rõ hơn trong việc học sinh thảo luận nhóm (các bước).

2. Cô Trịnh Thị Xuân Kiều

* Ưu điểm:

– Giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ.

– Giáo viên dạy nhịp nhàng, phân phối thời gian cho từng hoạt động tương đối tốt.

– Học sinh biết đọc truyện và kể được chuyện theo tranh.

* Tồn tại: Còn vài học sinh hoạt động nhóm chưa thật tích cực.

3. Cô Phan Thị Xuân Hiền

* Ưu điểm:

– Giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ.

– Giáo viên truyền thụ đúng kiến thức trọng tâm cơ bản của bài.

– Xử lí tốt tình huống sư phạm.

* Tồn tại: Cần tuyên dương động viên học sinh nhiều hơn.

+ Hướng khắc phục: Giáo viên sẽ quan sát kĩ hơn đến các nhóm học sinh và phân công học sinh học tốt hỗ trợ cho các bạn trong quá trình thảo luận nhóm.

+ Bài học kinh nghiệm: Giáo viên nên quan sát lớp kĩ hơn nữa và học sinh cần có động thái hỗ trợ kịp thời khi các bạn cần trong quá trình học tập.