Kế hoạch cải tiến

Lượt xem:

Đọc bài viết

UBND HUYỆN CƯM’GAR

TRƯỜNG TIỂU HỌC PHAN ĐĂNG LƯU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số : 13/KH-PĐL                                         EaKiết. ngày 15 tháng 08 năm 2021

 

KẾ HOẠCH CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Tiêu chí 3.5: Thiết bị

(Theo Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 8 năm 2018,

của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT)

KẾ HOẠCH CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

(Năm học 2021-2022)

  1. 1. Các căn cứ xây dựng kế hoạch

1.1. Căn cứ pháp lý

Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban hành quy địnhchuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông;

–  Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;

Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban hành quy địnhvề kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học;

Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban hành Điều lệ trường tiểu học;

Thông tư số 13-2020-TTBGD&ĐT- Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

Căn cứ vào thông tư số 05-2019 –TTBGD&ĐT ban hành danh mục thiết bị tối thiểu dạy học lớp 1;

– Thông tư số 43/2020/TT-BGDĐT ngày 03/11/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạovề Ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2;

Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2021 – 2022.

1.2. Căn cứ thực tiễn

1.2.1. Giới thiệu về nhà trường

  • Trường Tiểu học Phan Đăng Lưu được thành lập năm 2007 đóng trên địa bàn xã Ea Kiết huyện CưM’gar, tỉnh Đăk Lăk.
  • Hiện trường có 11 phòng học (4 phòng học bán kiên cố, chưa có phòng bộ môn Hát nhạc và Mĩ thuật, có các phòng chức năng gồm: Phòng kế toán, Phòng thư viện, Phòng Y tế,  Phòng Thiết bị,Phòng đội.
  • Có 185bộ bàn ghế học sinh, 11 bộ bàn ghế giáo viên.
  • Nhà trường có khuôn viên với 10,800,000 m2, có 700m2 sân chơi bãi tập, có 350 m tường rào và cổng trường nhà trường có 1 diểm chính và 01 điểm lẻ;
  • Có một thư viện chuẩn trang thiết bị phục vụ cho dạy
  • Các thiết bị tối thiểu để tổ chức quản lý và dạy học của nhà trường như máy tính, máy in, máy chiếu, bàn ghế tủ văn phòng…
  • Năm học 2021-2022, nhà trường có 17 lớp với 424 học sinh, cụ thể như sau:
Khối Lớp TSHS DT

 

Nữ NDT
I 3 99 33 39 13
II 3 75 22 36 10
III 4 89 28 40 12
IV 4 91 16 51 6
V 3 75 16 38 4
Tổng 17 429 115 204 51
  1. 2. Bối cảnh nhà trường
  2. Bối cảnh bên ngoài

* Thời cơ

  • CTGDPT 2018 được xây dựng theo hướng mở, đảm bảo định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi bắt buộc đối với học sinh tiểu học, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, nhà trường,
  • Các cấp lãnh đạo đã ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đầy đủ, kịp thời, cụ thể. Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm chăm lo đến công tác giáo dục; Các tổ chức xã hội, các đoàn thể và cá nhân đã tham gia tích cực vào công tác huy động các nguồn lực tạo môi trường giáo dục thuận lợi cho nhà trường
  • Hơn 90% phụ huynh đã quan tâm đến việc học của con em và tạo điều kiện thuận lợi cho con em được học tập, luôn đồng thuận và ủng hộ, đồng thuận cao với mọi kế hoạch giáo dục của nhà trường.
  • Công nghệ thông tin phát triển mạnh giúp cho mọi tầng lớp nhân dân nắm bắt được thông tin về giáo dục nhanh, từ đó có sự thấu hiểu và chia sẻ đối với nhà trường

*Thách thức

  • Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng yêu cầu đổi mới CTGDPT. Đội ngũ phải biết khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong đổi mới quản lý và đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh để nâng cao chất lượng.
  • Để đạt được được các mục tiêu lớn của CTGDPT 2018, cần phải có đầy đủ các yếu tố về CSVC, về đội ngũ GV đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp Giáo viên và những năng lực cần thiết đáp ứng triển khai CTGDPT 2018: Năng lực xây dựng kế hoạch; Năng lực sử dụng phương pháp dạy học, giáo dục; Năng lực kiểm tra – đánh giá nhằm phát triển PC, NL HS…
  1. Bối cảnh bên trong

*Thực trạng thiết bịcủa nhà trường

TT Tên thiết bị  

Đối tượng

sử dụng

Đơn vị tính Số lượng hiện có Đối chiếu thiết bị dạy học, giáo dục hiện có so vớiyêu cầu của CTGDPT 2018 (mô tả rõ tình trạng)
HS GV Chưa đáp ứng Đáp ứng
I Thiết bị dùng chung
1.1 Máy tính x X Cái 7 X
1.2 Máy chiếu x X Cái 1 x
1.3 Bảng nhóm x X Cái 15 x
1.4 Tủ đựng thiết bị x X Cái 5 x
1.5 Bảng phụ x Cái 20 x
1.6 Giá treo tranh X X Cái 10 x
II Thiết bị dạy học lớp
2.1 Thiết bị dạy học lớp 1 x X Bộ 3 x
2.2 Thiết bị dạy học lớp 2 x X Bộ 3 x
2.3 Thiết bị dạy học lớp 3 X Bộ 2 x
2.4 Thiết bị dạy học lớp 4 X Bộ 2 x
2.5 Thiết bị dạy học lớp 5 X Bộ 2 x
III Thư viện
3.1 Sách giáo khoa X X Bộ 30 x
3.2 Sách thư viện X X Bộ 930 x
3.3 Truyện tranh X Bộ 1025 x

2.3. Đánh giá chung về cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ của nhà trường

2.3.1. Thuận lợi:

– Diện tích đất 10,800,000 m2 (bình quân 26,6m2/học sinh) đáp ứng yêu cầu.

– Cơ sở vật chất khang trang, rộng rãi, thoáng mát. Có sân chơi được đổ bê tông hơn 700m2

– Thiết bị dạy học, điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin, công nghệ (Internet, phần mềm, ứng dụng…) cơ bản đảm bảo và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo Chương trình GDPT 2018.

2.3.2. Khó khăn:

– Chưa đủ phòng chức năng và phòng học được xây dựng kiên cố theo tiêu chuẩn 1 lớp/phòng nên nhà trường chưa tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho  học sinh.

– Hệ thống máy tương tác, đèn chiếu, đầu DVD và máy tính được cấp đã hư hỏng nhưng trường không có kinh phí để tu sửa và mua mới thay thế.

– Phòng học hiện tại diện tích khoảng 35 đến 48m2, bàn và tủ chiếm diện tích lớn, không đủ khoảng trống để tổ chức các hoạt động học tập theo nhóm.

– Thiết bị ngoài trời phục vụ hoạt động vui chơi và tổ chức hoạt động trải nghiệm còn thiếu chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

– Chưa có hệ thống phòng và bếp ăn phục vụ công tác bán trú, đáp ứng nhu cầu của học sinh và phụ huynh.

– Hệ thống khối phòng phục hỗ trợ học tập chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới, còn thiếu, như: phòng học; phòng Khoa học-Công nghệ, phòng đa chức năng, phòng truyền thống, phòng tư vấn học đường và hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập,…

– Khu vệ sinh học sinh chưa bảo đảm cho học sinh khuyết tật tiếp cận sử dụng; số lượng thiết bị theo quy định.

  1. Mục tiêu

3.1 Mục tiêu chung.

– Duy trì, bảo quản CSVC, TB-CN nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

– Tăng cường sự quản lý nhằm bảo quản, sửa chữa tài sản kịp thời phục vụ công tác dạy học, tránh thất thoát, lãng phí tài sản của nhà trường, góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục của trường.

– Thực hiện tốt công tác bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị dạy học, kịp thời sửa chữa các thiết bị và mua bổ sung hàng năm để phục vụ tốt cho công tác dạy và học.

– Tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học 2 buổi/ngày, hoạt động giáo dục trải nghiệm và giáo dục địa phương.

3.2. Mục tiêu cụ thể.

– Tập trung sửa chữa các thiết bị hư hỏng và mua bổ sung các thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác dạy học trước khi năm học mới .

– Mua mới 6 -8 cái ti vi cho lớp1, 2 chuẩn bị cho năm học mới

– Mua thiết bị tốt thiếu cho 2 khối lớp 1, lớp 2.

– Hàng năm nhà trường ký hợp đồng duy trì hoạt động trang thông tin điện tử nhà trường.

-Tham mưu UBND huyện cấp kinh phí mua sắm máy tính để dạy Tin học

– Thực hiện nâng cấp hệ thống hạ tầng Internet trường từ 4G lên 5G để tăng chất lượng đường truyền.

– Tập trung sửa chữa thiết bị dạy học hỏng;mua bổ sung dcác loại sách phục vụ công tác dạy và học.

 

  1. Mô tả tiêu chí: 3.5: Thiết bịcủa tiêu chuẩn 3.
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Tiêu chí 3.5:

Thiết bị

 

Mức 1

(đã đạt)

Mức 2

(chưa đạt)

Mức 3

(chưa đạt)

a) Có đủ thiết bị văn phòng và các thiết bị khác phục vụ các hoạt động của nhà trường;

b) Có đủ thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo quy định;

c) Hằng năm các thiết bị được kiểm kê, sửa chữa.

a) Hệ thống máy tính được kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học;

b) Có đủ thiết bị dạy học theo quy định;

c) Hằng năm, được bổ sung các thiết bị dạy học và thiết bị dạy học tự làm.

Thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm được khai thác, sử dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

 

4.1. Mô tả hiện trạng:

Mức 1:

a, Nhà trường có thiết bị văn phòng và các thiết bị khác phục vụ các hoạt động của nhà trường gồm có 07 máy tính, 02 laptop và 05 máy in, 1 máy chiếu phục vụ cho công tác quản lí. Tất cả các máy tính đều được kết nối internet phục vụ các hoạt động giáo dục. Có 1 máy cassette, 02đàn ocgan dùng cho dạy môn âm nhạc và tiếng Anh, 1 giàn âm thanh phục vụ hoạt động ngoài trời và trong hội trường. Tuy nhiên, một số máy vi tính, máy in sử dụng nhiều năm nên đã có nhiều hư hỏng. Trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy học còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu công tác dạy và học trong nhà trường (có đầy đủminh chứng)

  1. Trường được trang bị tương đối đủ thiết bị tối thiểu đối với tất cả các khối lớp1,2, 3,4,5 phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Thông tư số05/2019; 43/2020, 15/2009/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT. Tuy nhiên, có một số thiết bị dạy học không phù hợp với chương trình hiện nay. Các đồ thiết bị và đồ dùng dạy học của các lớp 1, 2 đã được mua sắmtuy nhiên chưa đủ. Các thiết bị được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng tiện lợi cho việc sử dụng. Thiết bị dùng riêng được lưu giữ tại tủ thiết bị của các lớp học. Kinh phí dành cho công tác mua sắm bổ sung thiết bị dạy học còn hạn chế.(có đầy đủminh chứng)
  2. Hàng năm nhà trường tiến hành kiểm tra, thống kê thanh lý lại các thiết bị hư hỏng để kịp thời sửa chữa bổ sung các đồ dùng và thiết bị phục vụ cho các năm học tiếp theo.(có đầy đủminh chứng)

         Mức 2:

  1. Hệ thống máy tính của nhà trường được kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học.(có đầy đủminh chứng)
  2. Trường chưa có đủ thiết bị dạy học theo quy định tại các Thông tư 05 đối với lớp1, Thông tư 43 đối với lớp 2.(có đầy đủminh chứng)
  3. Việc sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ dạy trên lớp và tự làm đồ dùng dạy học của giáo viêncòn hạn chế chưa đảm bảo theo quy định. Để khâu bảo quản và sử dụng thiết bị có hiệu quả nhà trường đã chỉ đạo bộ phận thư viện thiết bị có kế hoạch theo dõi và kiểm tra chặt chẽ khâu mượn, trả đồ dùng dạy học, cập nhật bổ sung thiết bị cũng như theo dõi việc tự làm đồ dùng dạy học của giáo viên. Tuy nhiên, công tác tự làm, tự sưu tầm đồ dùng dạy học của giáo viên còn ít, chỉ thực hiện khi có các cuộc thi.(có đầy đủminh chứng)

         Mức 3:

Thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm chưa được khai thác sử dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.(có đầy đủminh chứng)

  1. 2. Điểm mạnh

Trường khai thác sử dụng hiệu quả cómột số thiết bị đồ dùng hiện có phục vụ giảng dạy. Có hệ thống số sách theo dõi việc mượn, trả hằng năm. Giáo viên đã biết và tích cực sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại trong các tiết dạy. Nhà trường đã có kho riêng để bảo quản thiết bị và đồ dùng dạy học, mỗi lớp có một tủ đựng đồ dùng nên rất thuận lợi cho việc sử dụng của mỗi giáo viên.

  1. 3. Điểm yếu

Một số thiết bị dạy học cũ không phù hợp với chương trình giảng dạy hiện nay; nguồn kinh phí của nhà trường còn hạn hẹp, chưa đáp ứng cho việc mua sắm đồ dùng, thiết bị dạy học theo chương trình mới còn thiếu.

Một số ít giáo viên tự làm và mượn đồ dùng, thiết bị dạy học chưa thường xuyên. Chưa trang bị đầy đủ Ti vi được máy vi tính cho các lớp học.

.4.Tự đánh giá:Không đạt

  1. Nội dung kế hoạch
TT Nội dung cải tiến chất lượng Công việc cần phải thực hiện Sản phẩm/kết quả cần đạt được Người phụ trách Người thực hiện Thời gian

(từ … đến …)

Kinh phí

(nếu có)

1 Tổ chức tu sửa thiết bị, đồ dùng dạy học hiện có – Xây dựng kế hoạch mua sắm, bổ sung, tu sửa thiết bị, đồ dùng dạy học.

– Hợp đồng người sửa chữa.

Có những thiết bị sử dụng được, Ti vi thông minh Phó hiệu trưởng Nhân viên thiết bị, giáo viên Từ 20/8/2021 đến 01/2/2022 20 triệu

Từ Ngân sách

2 Huy động các nguồn kinh phí đểmua sắm thêm các loại thiết bị văn phòng cũng như thiết bị dạy học. Xây dựng kế hoạch,Phương án huy động các nguồn tài trợ Có các thiết bị mới, hiện đại Hiệu trưởng Kế toán, Giáo viên, Phụ huynh Từ 1/9/2021 đến 31/07/2022 15 triệu
3 Lên kếp Phát động giáo viên, nhân viên tham gia làm đồ dùng dạy học Tổ chức thi làm đồ dùng cấp trường Có thêm các thiết bị, đồ dùng P, hiệu trưởng, Tổ trưởng, nhân viên thiết bị Giáo viên, nhân viên 01/10/2021 đến 31/ 12/2021 5 triệu
4 Sử dụng có hiệu quả các thiết bị hiện có Khai thác tối đa các đồ dùng hiện có Giáo viên có đồ dùng dạy học Nhân viên thiết bị Giáo viên Cả năm học
5 Ban giám hiệu và tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra, dự giờ những tiết học có sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học và rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy Dự giờ thăm lớp thường xuyên

Nhân viên thiết bị cung cấp những đồ dùng hiện có của trường

Các tiết day có đô dùng Phó hiệu trưởng Nhân viên thiết bị, giáo viên Cả năm
6 Nâng cao chất lượng đường truyền Internet ổn định Hợp đồng nhà cung cấp Có đường truyền ổn định Hiệu trưởng Kế toán Tháng 9/2021 5 triệu/

năm

 

 

  1. Giải pháp cụ thể và điều kiện thực hiện

– Xây dựng kế hoạch có nguồn kinh phí đa dạng tranh thủ các nguôn đầu tư bên ngoài nhà trường để mua sắm thiết bị

– Bồi dưỡng khả năng sử dụng thết bị đồ dùng hiện đại cho đội ngũ giáo viên

– Sắp xếp phòng thiết bị nhà trường khoa học theo hướng chủ độngthuận lợi dễ tìm kiếm để tạo điều kiện cho giáo viên khai thác và sử dụng hiệu quả.

– Xây dưng chương trình giới thiệu về đồdùng mới của nhà trường của nhân viên thiết bị

– Tiết kiệm nguồn ngân sách hàng năm để từng bước đầu tư thiết bị và đồng dùng theo hướng từ cần thiết đến những thiết bị có giá trị cao và hiện đại.

  1. Giám sát thực hiện cải tiến chất lượng
  2. Kiểm tra, giám sát theo kế hoạch.

– Hiệu trưởng chỉ đạo công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục trong nhà trường;

– Hoạt động kiểm tra, giám sát cải tiến thiết bị của nhà trường được thực hiện theo kế hoạch hoạt động của Ban thanh tra nhân dân đã được phê duyệt.

– Bộ phận đảm bảo chất lượng tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục trong nhà trường;

– Giáo viên nhân viên tự kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục

  1. Kiểm tra đột xuất.

– Được thực hiện khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

  1. Tổ chức thực hiện.
  2. Hiệu trưởng.

Xây dựng kế hoạch cái tiến thiết bị nhà trường, quản lý, sử dụng, bảo; thực hiện sửa chữa thiết bị theo quy định; kiểm tra, giám sát công tác quản lý, sử dụng, bảo quản thiết bị; chịu trách nhiệm giải trình trong tổ chức hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục để mua sắm thiết bịcủa nhà trường.

  1. Phó Hiệu trưởng.

– Thực hiện cải tiến nâng cao chất lượng thiết bị theo phân cấp do Hiệu trưởng giao.

– Tham mưu Hiệu trưởng thực hiện cải tiến thiết bịphục vụ hoạt động chuyên môn, thiết bị dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

c.Công đoàn cơ sở.

Có trách nhiệm phối hợp cùng nhà trường xây dựng cải tiến thiết bịsử dụng, bảo quản thiết bị đảm bảo khai thác, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, tiết kiệm, d. Tổ chuyên môn, Tổ văn phòng và các bộ phận.

– Đầu năm, tiến hành xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí sửa chữa CSVC, trang thiết bị dạy học trình các bộ phận liên quan tổng hợp, tham mưu Hiệu trưởng đưa vào dự toán kế hoạch tài chính nhà trường.

– Thực hiện công tác cải tiến thiết bịtheo đúng quy định.

  1. Kế toán.

– Tham mưu Hiệu trưởng thực hiện công tác sửa chữa CSVC, TB&CN trong nhà trường.

– Thực hiện kiểm soát thu chi tài chính trong sửa chữa CSVC, TB&CN; quản lý hồ sơ, chứng từ, sổ sách tài chính theo quy định.

– Cập nhật thông tin vào phần mềm quản lý tài sản, chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo nhà trường và cấp trên các nội dung liên quan đến cải tiến thiết bị.

  1. Thủ quỹ.

Phối hợp kế toán thực hiện vấn đề tạm ứng, thu và chi tiền liên quan đến cải tiến thiết bị.

  1. Giáo viên, nhân viên.

– Kịp thời tham mưu cải tiến thiết bịbáo cáo về tình hình sử dụng, bảo quản thiết bị được phân công quản lý và sử dụng.

  1. Đề xuất và kiến nghị

Với UBND huyện: Cấp kinh phí mua đầy đủ thiết bị dạy học cho lớp 1, 2 đảm bảo đủ điều kiện tổ chức dạy học theo chương trình phổ thông 2018.

Trên đây là kế hoạch cải tiến thiết bị năm học 2021 – 2022 của trường Trường Tiểu học Phan Đăng Lưu . Các bộ phận, cá nhân có liên quan căn cứ nội dung kế hoạch thực hiện đảm bảo đúng thời gian và quy định của pháp luật./.

Nơi nhận:

– UBND huyện; (báo cáo)

– Phòng GD&ĐT; (báo cáo)

– Lưu: Văn thư.

 

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

Phan Thị Xuân Hiền